Tự nhiên xã hội : CÔN TRÙNG
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN:
Tự nhiên xã hội.
Bài
: CÔN TRÙNG
I.
MỤC
TIÊU CẦN ĐẠT:
1. HS
nêu được tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ
hoặc vật thật.
2. HS
nêu được ích lợi và tác hại của một số côn trùng đối với sức khỏe con người.
II.
ĐỒ
DÙNG DẠY HỌC:
Sách TNXH, giáo án điện tử.
III.
HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV
|
HOẠT ĐỘNG CỦA
HS
|
1.
Ổn định lớp:
-GV
cho HS hát bài “Kìa con bướm vàng”.
2.
KTBC:
-Bạn
nào cho cô biết, ở tiết trước lớp chúng ta đã học bài gì?
-GV
yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi:
Câu 1: Cơ thể động vật gồm có mấy phần? Đó là
những phần nào?
Câu
2: Ích lợi của động vật đối với con người?
-GV
nhận xét phần KTBC của HS.
3.
Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
-Vào
đầu giờ, bài hát các bạn đã hát có con gì?
-Vào
đầu giờ lớp bài hát chúng ta đã hát có con bướm. Bướm là một loài côn trùng.
Và trong tiết học ngày hôm nay, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu về bướm cũng như các
loài côn trùng khác qua bài côn trùng.
-GV
mời 2 HS nhắc lại tên bài.
b. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Nhóm.
MT: HS chỉ và nói đúng tên các bộ phận
cơ thể côn trùng.
Ø GV yêu cầu HS quan sát hình SGK/96 ,97 và thảo luận:
-GV
yêu cầu HS tổ 1,4 chia nhóm 4; HS tổ 2,3 chia nhóm 6.
+Nhóm
ong : các bạn quan sát hình và cho cô biết cấu tạo ngoài của côn trùng bao gồm
những bộ phận nào?
+Nhóm
bướm : các bạn quan sát hình và cho cô biết trên đầu của côn trùng có những bộ
phận nào?
+Nhóm
cà cuống: các bạn quan sát hình và cho cô biết côn trùng có bao nhiêu chân?
Chân của chúng có gì đặc biệt?
+Nhóm
tằm : các bạn quan sát hình và cho cô biết cơ thể của côn trùng có xương sống
không?
Ø HS trình bày kết quả thảo luận:
-GV
mời mỗi nhóm côn trùng 2 đại diện nhóm quan sát nhanh nhất trình bày kết quả thảo
luận.
+Nhóm
ong : Cấu tạo ngoài côn trùng bao gồm những bộ phận nào?
-GV
nhận xét và kết luận: Cấu tạo ngoài của côn trùng bao gồm những bộ phận:
•
Đầu
•
Ngực
•
Bụng
•
Chân
•
Cánh (nếu có)
+Nhóm bướm : Trên đầu của côn
trùng có những bộ phận nào?
-GV
nhận xét và kết luận:Trên đầu của côn
trùng có những bộ phận :
•
Mắt
•
Râu
•
Vòi ( miệng)
+Nhóm
cà cuống : Côn trùng có bao nhiêu chân? Chân của côn trùng có gì đặc biệt?
-GV
nhận xét và kết luận: Côn trùng có 6
chân và chân phân thành nhiều đốt.
+Nhóm
tằm : Côn trùng là loài có xương sống không?
-GV
nhận xét và kết luận: Côn trùng (sâu bọ)
là loài động vật không có xương sống.
Ø GV kết luận: Côn trùng ( sâu bọ ) là những loài động
vật không có xương sống. Côn trùng có 6 chân và chân phân thành nhiều đốt. Phần
lớn các loài côn trùng đều có cánh.
Hoạt động 2: Cá nhân.
MT: HS nêu được ích lợi và tác hại của
côn trùng đối với con người.
-GV
yêu cầu HS quan sát hình trong SKG/96, 97 và trả lời:
+Những
côn trùng có ích đối với con người?
-GV
nhận xét kết luận: Những côn trùng có ích đối với con người:
•
Cà cuống
•
Tằm
+Cà
cuống, tằm có ích như thế nào đối với con người?
-
GV nhận xét và kết luận: Cà cuống, tằm
có ích đối với con người vì:
·
Cà cuống sống
trong đất, giúp cho đất tơi xốp.
·
Tằm được con
người nuôi để dệt vải.
+Những
côn trùng có hại đối với con người?
-GV
nhận xét và kết luận: Những côn trùng
có hại đối với con người:
•
Ruồi
•
Gián
•
Muỗi
+Ruồi,
muỗi, gián có hại như thế nào với con người?
-
GV nhận xét và kết luận: Ruồi,
muỗi, gián truyền bệnh cho con người, có thể gây tử vong như:
·
Ruồi truyền bệnh:
tả, giun đũa, mắt hột, thương hàn.
·
Muỗi truyền bệnh:
sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da.
·
Gián truyền bệnh:
bệnh về tiêu hóa, nôn mửa.
+
Những côn trùng vừa có ích vừa có hại
đối với con người?
-
GV nhận xét và kết luận: Những
côn trùng vừa có ích vừa có hại đối với con người:
·
Bướm
·
Ong
·
Châu chấu
+Tại sao bướm, ong, châu chấu vừa
có ích vừa có hại với con người?
-GV
nhận xét và kết luận: Bướm, ong, châu
chấu vừa có ích vừa có hại với con người vì:
·
Bướm giúp hoa
thụ phấn nhưng khi tiếp xúc gần, ngửi phải phấn hoa sẽ bị viêm mũi.
·
Ong giúp tạo mật
nhưng khi chọc phá ong, ong sẽ chích dẫn đến bị sưng, đau buốt và có thể tử
vong.
·
Châu chấu sẽ
diệt sâu bọ, nếu số lượng ít và phá hoại mùa màng nếu số lượng nhiều, sống
thành bầy đàn.
+Đối
với côn trùng có ích ta nên làm gì?
-GV
nhận xét, kết luận: Đối với côn trùng
có ích ta nên nuôi, không bắt côn trùng để chơi , giết côn trùng.
+
Đối với côn trùng có hại ta nên làm gì?
-
GV nhận xét, kết luận: Đối với côn
trùng có hại ta nên phòng tránh và tiêu diệt.
+Ta
phòng tránh côn trùng có hại bằng cách nào?
-GV
nhận xét, kết luận: Ta phòng tránh côn
trùng có hại bằng cách: Ngủ mùng, sử dụng nhang muỗi, che đậy thức ăn cẩn thận.
+Ta
tiêu diệt côn trùng có hại bằng cách nào?
-GV
nhận xét, kết luận: Dùng bình xịt côn trùng, không để nước tồn
đọng trong lu, thả cá vào các lu, hồ chứa nước để cá ăn lăng quăng
+ Đối với những côn trùng vừa có
lợi, vừa có hại, ta nên làm gì?
-GV
nhận xét, kết luận: Không chọc phá,
không bắt, giết côn trùng.
4.
Củng cố:
-GV
yêu cầu cả lớp hát bài “ Con cào cào”.
-Cơ thể côn trùng bao gồm những
bộ phận nào?
-GV
nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
-HS
chuẩn bị bài tiếp theo “Tôm, cua”.
|
-HS
hát bài “Kìa con bướm vàng”.
-Động
vật.
-3
phần. Đó là đầu, mình, cơ quan di chuyển.
-Nuôi
lấy sữa, lấy thịt, lấy da, giữ nhà...
-HS
lắng nghe.
-Bướm.
-HS
lắng nghe.
-2
HS nhắc lại tên bài.
-HS
quan sát hình và thảo luận.
-Mỗi
nhóm côn trùng 2 đại diện nhóm quan sát nhanh nhất trình bày kết quả thảo luận.
-Đầu,
ngực, bụng, chân, cánh...
-HS
nhắc lại.
-Mắt,
râu, miệng (vòi)...
-HS
nhắc lại.
-6
chân, chân phân thành nhiều đốt.
-HS
lắng nghe.
-HS
nhắc lại.
-Không
có xương sống.
-HS
lắng nghe.
-HS
nhắc lại.
-HS
nhìn hình và kể tên những côn trùng có ích và có hại đối với con người.
-Cà
cuống, tằm.
-HS
nhăc lại.
-Cà
cuống sống trong đất, giúp cho đất tơi xốp. Tằm được con người nuôi để dệt vải.
-HS
nhắc lại.
-Ruồi,
gián, muỗi.
-HS
nhắc lại.
-Ruồi,
muỗi, gián truyền bệnh cho con người.
-HS
nhắc lại.
-Bướm,
ong, châu chấu.
-HS
nhắc lại.
- Bướm, ong, châu chấu vừa có ích vừa
có hại với con người vì:
·
Bướm giúp hoa thụ phấn nhưng khi tiếp xúc gần, ngửi
phải phấn hoa sẽ bị viêm mũi.
·
Ong giúp tạo mật nhưng khi chọc phá ong, ong sẽ
chích dẫn đến bị sưng, đau buốt và có thể tử vong.
·
Châu chấu sẽ diệt sâu bọ, nếu số lượng ít và phá
hoại mùa màng nếu số lượng nhiều, sống thành bầy đàn.
-HS
nhắc lại.
- Đối với côn trùng có ích ta nên
nuôi, không bắt côn trùng để chơi , giết côn trùng.
-HS
nhắc lại.
-Phòng
tránh hoặc tiêu diệt.
-HS
nhắc lại.
-Ngủ
mùng, sử dụng nhang muỗi, che đậy thức ăn cẩn thận..
-HS
nhắc lại.
-Dùng
bình xịt côn trùng, không để nước tồn đọng trong lu, thả cá vào các lu, hồ chứa
nước để cá ăn lăng quăng.
-HS
nhắc lại.
-Không
chọc phá, không bắt, giết côn trùng.
-HS
nhắc lại.
-HS
hát.
-HS
trả lời.
|
Tự nhiên xã hội : CÔN TRÙNG
Reviewed by GDTH
on
11:12:00 AM
Rating:
No comments: