TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH
KẾ
HOẠCH DẠY HỌC
Môn:
Lịch sử
Bài
21: TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH
I.
MỤC
TIÊU:
Sau bài học, HS biết được
một vài sự kiện:
-
Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy
thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc Triều, tiếp đó là
Đàng Trong và Đàng Ngoài.
-
Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước
là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
-
Nhân dân hai miền bị đẩy vào cuộc chiến
tranh giữa các tập đoàn phong kiến, đời sống vô cùng cực khổ.
II.
ĐỒ
DÙNG DẠY HỌC:
-
Giáo án điện tử
-
Sách giáo khoa, phiếu học tập
III.
CÁC
BƯỚC LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG DẠY
|
HOẠT ĐỘNG HỌC
|
1.
Khởi động: Hát
2.
Bài củ: Ôn tập. GV nhận
xét bài cũ
3.
Bài mới:
*Giới
thiệu bài mới: Sau
gần 100 năm cai trị đất nước, triều Hậu Lê có nhiều công lao trong việc củng
cố và phát triển nền tự chủ của đất nước. Tuy nhiên, bước sang thế kỉ thứ
XVI, triều đình Hậu Lê đi vào giai đoạn suy yếu, các thế lực phong kiến nổi dậy
tranh giành quyền lực, gây ra nhiều cuộc chiến tranh. Để hiểu rõ hơn, chúng
ta sẽ cùng nhau tìm hiểu giai đoạn lịch sử này qua bài “Trịnh – Nguyễn phân
tranh”.
*Hoạt
động 1: Sự suy sụp của triều Hậu Lê
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 1
- Dựa vào nội dung bài học, em hãy cho
biết câu nào đúng, câu nào sai bằng các phương án A, B khi nói về triều đình
Hậu Lê qua trò chơi “Khỉ chọn chuối”:
+ Vua quan chăm lo cho cuộc sống của
nhân dân và phát triển đất nước
+ Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt
ngày đêm và xây dựng cung điện
+ Quan lại trong triều đình thì chia
phe phái, đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi
+ Quan lại trong triều đình đoàn kết một
lòng
+ Nhân dân gọi vua Lê Uy Mục là “vua quỷ”,
vua Lê Tương Dực là “vua lợn”
è Từ những biểu
hiện trên, chúng ta có thể thấy tình hình nước ta ở đầu thế kỉ XVI như thế
nào?
GV chuyển ý: Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, nhà Mạc đã cướp
ngôi nhà Lê. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự ra đời của nhà Mạc
*Hoạt động 2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam –
Bắc triều
- Xem đoạn
video clip, kết hợp với SGK trang 54, thảo luận nhóm theo bàn để thực hiên
các yêu cầu sau:
+ Vì sao chiến tranh Nam- Bắc triều xảy ra?
+ Quan sát và chỉ trên lược đồ kinh đô
của Nam – Bắc triều.
-
GV cho HS
trình bày và nhận xét
-
GV tóm nội dung bằng sơ đồ:
+
Ai là người lập nên Bắc triều (hay còn gọi là nhà Mạc)?
+Ai
là người lập nên Nam triều?
GV
chuyển ý : Sau cuộc chiến tranh Nam triều– Bắc triều, tình hình nước ta
như thế? Liệu nước ta có thu về một mối được hay không? Nội dung tiếp theo sẽ
giúp các em trả lời được câu hỏi đó
*Hoạt động 3: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn
-
Yêu cầu HS xác định nguyên nhân, diễn biến, kết quả
của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bằng cách chọn phương án đúng trong các
câu sau:
+
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Trịnh
Nguyễn ?
A.
Trịnh Kiểm khiêu chiến với
Nguyễn Hoàng
B.
Nguyễn Kim sai con là
Nguyễn Hoàng đem quân đánh nhà Trịnh
C.
Khi Nguyễn Kim chết, hai
thế lực Trịnh- Nguyễn tranh giành quyền lực với nhau
+ Hai họ Trịnh Nguyễn đánh nhau mấy lần và
trong bao nhiêu năm ?
A.
Khoảng 50 năm, đánh nhau
8 lần
B.
Khoảng 50 năm , đánh
nhau 7 lần
C.
Khoảng 100 năm , đánh
nhau 7 lần
+ Kết quả của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn
là gì?
A.
Họ Nguyễn thắng.
B.
Hai bên lấy sông Gianh(
Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Ngoài và Đàng Trong
C.
Họ Trịnh thắng
-
Xác định vị trí sông Gianh trên lược đồ
-
Xác định vị trí Đàng Trong, Đàng Ngoài bằng cách
tô màu vào lược đồ đã chuẩn bị
-
GV nhận xét
Chuyển
ý: Trước tình hình đất nước bị
chia cắt thì đời sống của nhân dân ta ở thế kỉ XVI như thế nào? Chúng ta cùng
tìm hiểu phần tiếp theo
*Hoạt động 4: Đời sống nhân dân ở thế
kỉ XVI
-
Dựa vào nội dung bài trong SGK, hãy cho biết hậu
quả của các cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực đối với:
+ Đất nước
+Đàn ông
+ Gia đình
-
Cuộc xung đột giữa các tập
đoàn phong kiến gây ra hậu quả gì?
-
Bạn nào có thể rút ra nội dung chính của bài học?
-
Yêu cầu 1 vài HS nhắc lại
Giáo
dục: Như các em đã biết, nguyên nhân của các cuộc chiến tranh chúng ta vừa mới
được học đều là do các thế lực trong nước tranh giành quyền lực lẫn nhau. Chúng
ta không nên như vậy, chúng ta phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, phải
giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.
4.
Củng cố:
-
Hôm nay, chúng ta học bài gì?
-
Củng cố bài học qua trò chơi “Ai nhanh hơn”: HS điền
những chỗ còn trống theo tổ vào sơ đồ mà GV chuẩn bị. nhóm nào nhanh nhất sẽ
là nhóm chiến thắng
5.
Dặn dò: Về nhà ôn lại
bài. Chuẩn bị bài mới: “Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong”
|
-
HS hát
-
HS đọc
+
Sai
+
Đúng
+
Đúng
+
Sai
+
Đúng
-
Từ đầu thế kỉ XVI, chính quyền nhà Lê bắt đầu suy
yếu
+Do hai bên tranh giành quyền lực
+ HS xác định
+
Mạc Đăng Dung
+
Nguyễn Kim
+ Đáp án C
+Đáp án B
+ Đáp án B
-
HS xác định được vị trí của sông Gianh
-
HS xác định được vị trí của Đàng Trong, Đàng Ngoài
-
HS lắng nghe
+
Đất nước bị chia cắt
+
Đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau
+
Gia đình: vợ phải xa chồng, con không thấy bố,….
-
Hậu quả là đất nước bị
chia cắt, nhân dân cực khổ.
-
HS trình bày ghi nhớ
-
Trịnh – Nguyễn phân tranh
-
HS thực hiện
|
TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH
Reviewed by GDTH
on
10:48:00 AM
Rating:
cho em xin video được không ạ ?
ReplyDelete