LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ SÔNG, BIỂN - ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?
●○● KẾ HOẠCH DẠY HỌC ●○●
Môn: TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ SÔNG, BIỂN.
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?
Tuần 26-lớp
2
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Học sinh nắm được một số từ ngữ về sông,
biển.
2. Học sinh bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi
Vì sao?
3. Học sinh hứng thú trong học tập, yêu thích tìm
hiểu Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV:Bài giảng điện tử, hình ảnh về
sông, biển.
-HS:
Bảng nhóm, bảng con, phấn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
|
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
|
Khởi
động: Ổn định lớp
Giới
thiệu bài: Giới thiệu về
biển.
1.
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ có tiếng biển.
Cách tiến hành:
-
Đưa ra 2 hình
ảnh và cho học sinh tìm các từ liên quan đến 2 hình ảnh đó.
-
Ghi lại tất
cả các từ học sinh tìm được và chọn ra 2 từ phù hợp nhất cho học
sinh phân tích: tàu biển, biển cả.
-
Yêu cầu học
sinh cho biết điểm giống và khác nhau giữa 2 từ đó.
-
Đưa bài tập 1
lên và mời 1 học sinh đọc to yêu cầu bài tập.
-
Chia lớp
thành 8 nhóm (mỗi nhóm 5-6 học
sinh) và cho học sinh thời gian 3 phút để thực hiện bài tập trên
vào bảng nhóm.
-
Cho các nhóm
treo bảng nhóm của mình lên và kiểm tra chéo cho nhau (các từ tìm
được đúng chưa, số từ tìm được là bao nhiêu).
-
Nhận xét và
chốt kết quả, đưa lên một số từ và hình ảnh có tiếng biển lên bảng: biển hồ, cá biển,
đáy biển, biển khơi, sóng biển…
2.
Hoạt động 2: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa cho trước.
Cách tiến hành:
-
Đưa yêu cầu
của bài tập 2 lên bảng và mời một vài học sinh đọc to yêu cầu bài
tập.
-
Yêu cầu học
sinh thực hiện bài tập trên vào bảng con.
-
Kiểm tra,
nhận xét và chốt kết quả.
-
Cho học sinh
đọc lại các từ đã ghép với mỗi nghĩa trên thành câu hoàn chỉnh.
-
Giải thích
thêm: “Sông, suối” có sẵn trong tự nhiên (sông Sài Gòn, sông Đồng Nai,
suối Mơ, suối Tranh), “hồ” có thể có sẵn trong tự nhiên (hồ Ba Bể) cũng
có thể do con người tạo ra (hồ Bán Nguyệt).
-
Chốt: Nhắc
lại đặc điểm của sông, suối, hồ.
-
Mở rộng:
+ Ở những nơi có sông, suối, hồ,
cây cối phát triển rất tươi tốt. Vậy ở những nơi không có sông,
suối, hồ, cây cối sẽ như thế nào?
+ Để cây cối không bị khô héo,
chúng ta phải làm gì?
+ Làm thế nào để có nước tưới cho
cây?
-
Đưa lên một
số hình ảnh kênh, rạch của Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Đặt câu hỏi:
+ Hãy nêu tên các phương tiện đi lại
được trên nước?
+ Để phòng tránh tai nạn ở những
nơi như biển, sông, suối…, ta phải làm gì?
3.
Hoạt động 3: Đặt và trả lời cho câu hỏi Vì
sao?
Cách tiến hành:
-
Đưa câu trả
lời:
Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
-
Đặt câu hỏi:
+ Bộ phận nào được in đậm trong câu
trên?
+ Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận được
in đậm trong câu trên vào bảng con và gạch chân từ để hỏi.
-
Mời hai bạn
có hai cách đặt câu hỏi khác nhau đem câu hỏi của mình lên và mời
cả lớp nhận xét.
-
Chốt kết
quả: Trong dạng câu hỏi “Vì sao”, từ “vì sao” có thể đứng ở đầu
hoặc cuối câu. Khi trả lời cho câu hỏi “Vì sao”, ta phải dùng từ
“vì” đặt trước bộ phận cần trả lời.
-
Mời một vài
học sinh nhắc lại cách đặt và trả lời cho câu hỏi “Vì sao”.
-
Cho học sinh đọc
miệng câu hỏi và câu trả lời ở trên bảng và làm bài tập nhóm đôi:
đặt câu hỏi và câu trả lời Vì
sao?.
-
Mời một vài nhóm
lên bảng trình bày cho cả lớp nghe về câu hỏi và câu trả lời nhóm mình
đặt ra.
-
Đưa bài tập 4
lên và mời một vài học sinh đọc to yêu cầu bài tập: Dựa theo cách
giải thích trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, trả lời các câu hỏi
sau:
a) Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?
b) Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?
c) Vì sao ở nước ta có nạn lụt?
-
Cho học sinh
đọc thầm truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và thảo luận theo nhóm 4 để
trả lời câu hỏi.
-
Mời một vài
nhóm trả lời các câu hỏi trên và cho cả lớp nhận xét.
-
Nhận xét và
chốt kết quả.
4.
Hoạt động 4: Củng cố.
-
Yêu cầu học
sinh tìm câu trả lời phù hợp với câu hỏi bằng hình thức trả lời
trắc nghiệm vào bảng con, sau đó cho học sinh đọc lại câu hỏi và câu
trả lời hoàn chỉnh.
1/ Vì sao nước biển mặn?
a) Vì nước biển có rất nhiều cá.
b) Vì nước biển có rất nhiều muối.
c) Vì nước biển không có đường.
2/
Vì sao người ta đào rạch từ sông vào đồng ruộng?
a) Vì để tưới tiêu cho đồng ruộng.
b) Vì để cho thuyền bè đi lại được.
c) Cả hai câu trên đều đúng.
-
Đặt câu hỏi:
+ Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi
trường xung quanh vùng sông, biển?
+ Hãy nêu những việc làm giúp bảo
vệ môi trường quanh vùng sông, biển?
-
Nhận xét
tiết học.
5.
Dặn dò:
Chuẩn bị cho tiết Chính tả: “Nghe – viết: Bé nhìn biển”.
|
-
Cả lớp hát
một bài.
-
Tìm các từ
liên quan đến 2 hình ảnh giáo viên đưa ra.
-
Trả lời:
+
Giống nhau: mỗi từ đều có 2 tiếng và trong 2 tiếng đó có 1 tiếng
là tiếng biển.
+
Khác nhau: trong từ “tàu biển” thì tiếng biển đứng sau, còn trong từ “biển cả” thì tiếng biển đứng trước.
-
Đọc to yêu
cầu bài tập.
-
Học sinh chia
nhóm và thực hiện tìm từ.
-
Các nhóm treo
bảng nhóm của mình lên và kiểm tra chéo cho nhau.
Đọc to yêu cầu bài tập.
Thực hiện bài tập vào bảng con:
a) sông
b) suối
c) hồ
-
Đọc lại các
từ đã ghép với mỗi nghĩa thành câu hoàn chỉnh:
a) Sông là dòng nước chảy tương
đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại
được.
b) Suối là dòng nước chảy tự nhiên
ở đồi núi.
c) Hồ là nơi đất trũng chứa nước,
tương đối rộng và sâu, ở trong đất
liền.
-
Trả lời:
+
Cây cối sẽ khô héo, không sống được…
+
Chúng ta phải tưới nước cho cây.
+
Gánh nước, đào ống dẫn nước, đào kênh, rạch…
+
Tàu, thuyền, ghe…
+
Ta phải đi với người lớn, đến những nơi có nhiều người, tránh bơi
ra xa bờ…
-
Trả lời:
+
Bộ phận được in đậm là: vì có nước xoáy.
+
Đặt câu hỏi: Không được bơi ở đoạn sông này vì sao? / Vì
sao không được bơi ở đoạn sông này?
-
Hai học sinh
đem câu hỏi của mình lên bảng, cả lớp nhận xét.
-
Nhắc lại
cách đặt và trả lời câu hỏi “Vì sao”.
-
Đọc miệng câu
hỏi và câu trả lời trên bảng, đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
-
Trình bày cho
cả lớp nghe về câu hỏi và câu trả lời nhóm mình đặt ra.
-
Đọc to yêu
cầu bài tập.
-
Đọc thầm
truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và thảo luận theo nhóm 4 để trả lời câu
hỏi.
-
Một vài nhóm
trả lời các câu hỏi trên và cả lớp nhận xét
-
Làm bài hoàn
chỉnh vào VBT
-
Tìm câu trả
lời phù hợp với câu hỏi và đọc lại câu hỏi và câu trả lời hoàn
chỉnh:
1/
b
Vì
sao nước biển mặn?
Nước
biển mặn vì nước biển có rất nhiều muối.
2/
c
Vì
sao người ta đào rạch từ sông vào đồng ruộng?
Người
ta đào rạch từ sông vào đồng ruộng vì để tưới tiêu cho đồng ruộng
và để cho thuyền bè đi lại được.
-
Trả lời câu
hỏi.
|
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ SÔNG, BIỂN - ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?
Reviewed by GDTH
on
11:26:00 AM
Rating:
No comments: