Top Ad unit 728 × 90

Ngẫu Nhiên

random

DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH.

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Môn Toán
Bài: DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH.
       I.            MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-HS làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
-HS biết: Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia; Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích hai hình đã tách.
    II.            ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-VBT toán , bảng phụ, các hình mô tả cho HS.
 III.            HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
     1. KTBC
-GV mời 2 HS lên bảng làm bài, HS còn lại làm bài vào bảng con.
Bài toán: Tìm x
a.       X + 1542 = 6630
b.      X : 3 = 1628






-GV nhận xét bài làm của HS.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
-Ở những tiết trước, lớp chúng ta đã cùng nhau học về các hình như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật. Và ngày hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các bạn làm quen với diện tích của một hình để sau này chúng ta có thể tính được diện tích của các hình ấy.
-GV mời 2 HS nhắc lại tên bài.
     b. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu biểu tượng về diện tích.
-Để có thể biết như thế nào là diện tích của một hình và so sánh giữa 2 hình thế nào ta cùng quan sát các ví dụ sau:
-Ví dụ 1:
-GV dán miếng bìa đỏ hình tròn lên bảng và hỏi: “ Đây là hình gì?”.
-“Đây là hình tròn. Phần tô màu đỏ trong hình tròn được gọi là diện tích hình tròn”.
- GV dán miếng bìa xanh hình chữ nhật lên bảng và hỏi: “Đây là hình gì?”
- “ Đây là hình chữ nhật. Phần tô màu xanh trong hình chữ nhật được gọi là diện tích hình chữ nhật”.
-GV đặt hình chữ nhật nằm trọn trong hình tròn và nói: “Hình chữ nhật nằm hoàn toàn trong hình tròn. Ta nói : Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn”.
-GV mời 2 HS nhắc lại kết luận.
Ví dụ 2:
-GV dán hình A lên bảng và hỏi: “ Hình A gồm mấy ô vuông như nhau ?”.
-GV dán hình B lên bảng và hỏi: “Hình B gồm mấy ô vuông như nhau ?”
-Hình A và hình B có hình dạng giống nhau hay khác nhau?
-Hình A gồm 5 ô vuông như nhau, hình B cũng gồm 5 ô vuông như thế. Vậy diện tích hình A như thế nào so với diện tích hình B ?

-GV nhận xét, kết luận: Hình A có 5 ô vuông như nhau, hình B cũng gồm 5 ô vuông như thế. Ta nói: Diện tích hình A bằng diện tích hình B.
Ví dụ 3:
-GV dán hình P lên bảng và hỏi: “Hình P gồm mấy ô vuông như nhau?”.
-GV tách hình P thành 2 hình M và N.
-Hình M  gồm mấy ô vuông?
-Hình N gồm mấy ô vuông?
-Vậy ta có thể kết luận điều gì sau khi cô tách hình P thành 2 hình M và N?


-GV nhận xét, kết luận: Hình P gồm 10 ô vuông như nhau được tách thành hình M gồm 6 ô vuông và hình N gồm 4 ô vuông. Ta nói: Diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N.
-GV chốt
·         Hình chữ nhật nằm hoàn toàn trong hình tròn. Ta nói : Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn
·         Hình A có 5 ô vuông như nhau, hình B cũng gồm 5 ô vuông như thế. Ta nói: Diện tích hình A bằng diện tích hình B.
·         Hình P gồm 10 ô vuông như nhau được tách thành hình M gồm 6 ô vuông và hình N gồm 4 ô vuông. Ta nói: Diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N.

Hoạt động 2:Luyện tập
Bài 1: VBT/ tr 60.
-GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
-Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
-GV mời 2 HS sửa bài miệng.
-GV mời 1 HS khác nhận xét bài của bạn.
-GV nhận xét, kết luận:   -Hình tam giác ABD nằm trọn trong hình tứ giác ABCD nên diện tích hình tam giác ABD bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD.
- Hình tam giác BCD nằm trọn trong hình tứ giác ABCD nên diện tích hình tứ giác ABCD lớn hơn diện tích hình tam giác BCD.
-Hình tứ giác ABCD được tách thành 2 hình tam giác ABD và tam giác BCD nên diện tích hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BCD.
Bài 2: VBT/ tr 60.
-GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
-Hình A gồm mấy ô vuông như nhau?
-Hình B gồm mấy ô vuông như nhau?
-Hình C gồm mấy ô vuông như nhau?
-GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
-GV mời HS làm bài nhanh nhất sửa bài vào bảng phụ.
-GV nhận xét, kết luận:
Diện tích hình C bé hơn diện tích hình B => S. hình C gồm 22 ô vuông như nhau, hình B gồm 12 ô vuông như nhau, hình C nhiều hơn hình B 10 ô vuông.
Tổng diện tích hình A và hình B bằng diện tích hình C => Đ. hình C gồm 22 ô vuông như nhau, hình A gồm 10 ô vuông như nhau, hình B gồm 12 ô vuông như nhau. 22 ô vuông = 10 ô vuông + 12 ô vuông.
Diện tích hình A bé hơn diện tích hình B => Đ.Vì hình A gồm 10 ô vuông như nhau, hình B gồm 12 ô vuông như nhau, hình A ít hơn hình B 2 ô vuông.
Bài 3: VBT/ tr 60.
-GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
-GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
-GV mời 2 đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-GV sử dụng đồ dùng học tập mô tả hình vuông M bị cắt ra thành 2 hình tam giác bằng nhau và ghép lại thành hình tam giác N và kết luận: Diện tích hình M bằng diện tích hình N. Vậy ta chọn đáp án A.
          3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS chuẩn bị bài cho tiết sau “Đơn vị đo diện tích. Xăng- ti-mét vuông” SGK/ 151.


-2 HS lên bảng làm bài, HS còn lại làm bài vào bảng con.

a.       X  + 1542 = 6630
X              = 6630 – 1542
X              =  5088 

b.      X : 3 = 1628
X      = 1628 x 3
X      = 4884     
-HS lắng nghe.






-2 HS nhắc lại tên bài.


-HS lắng nghe.


- Đây là hình tròn.
-HS lắng nghe.

-Đây là hình chữ nhật.

-HS lắng nghe.

-HS lắng nghe.


-2 HS nhắc lại kết luận.

-Hình A gồm 5 ô vuông như nhau.

-Hình B gồm 5 ô vuông như nhau.

-Khác nhau.
- Hình A có 5 ô vuông như nhau, hình B cũng gồm 5 ô vuông như thế. Ta nói: Diện tích hình A bằng diện tích hình B.
-2 HS nhắc lại kết luận.



-Hình P gồm 10 ô vuông như nhau.


-Hình M gồm 6 ô vuông.
-Hình N gồm 4 ô vuông.
-Hình P gồm 10 ô vuông như nhau được tách thành hình M gồm 6 ô vuông và hình N gồm 4 ô vuông. Ta nói: Diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N.
-2 HS nhắc lại kết luận.


-2 HS nhắc lại.











-1 HS đọc yêu cầu đề bài.
-Điền các từ “ lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng” thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài vào VBT.
-2 HS sửa bài miệng.

-1 HS khác nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe.








-1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hình A gồm 10 ô vuông như nhau.
- Hình B gồm 12 ô vuông như nhau.
-Hình C gồm 22 ô vuông như nhau.
-HS làm bài vào VBT.
-HS làm bài nhanh nhất sửa bài vào bảng phụ.
-HS lắng nghe.











-1 HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-2 đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-HS quan sát, lắng nghe.


DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH. Reviewed by GDTH on 11:20:00 AM Rating: 5

No comments:

All Rights Reserved by GIÁO ÁN TIỂU HỌC © 2014 - 2015
Powered By Blogger, Share by Star Tuan

Contact Form

Name

Email *

Message *

Theme images by dino4. Powered by Blogger.