Luyện từ và câu : Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy
KẾ
HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN:
Luyện từ và câu
Bài:
Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy
I.
MỤC
TIÊU CẦN ĐẠT:
-HS hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội.
-HS
tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội.
-HS đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu
(BT3/a/b/c).
II.
ĐỒ
DÙNG DẠY HỌC:
-VBT, bảng phụ.
III.
HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV
|
HOẠT ĐỘNG CỦA
HS
|
||||||||||||||||||||||||
1.
KTBC:
-Tiết
trước, lớp chúng ta đã học bài gì?
-2
HS làm miệng BT1 và BT3 (tiết LTVC tuần 25/tr.31,32,33), mỗi HS làm 1 bài.
-GV
nhận xét.
2.
Bài mới:
a.
Giới thiệu
bài:
-Ở
tiết trước lớp chúng ta đã học bài Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi
Vì sao? Vậy trong tiết này, lớp chúng ta sẽ cùng nhau học bài Từ ngữ về lễ hội.
Dấu phẩy.
-GV
yêu cầu 2 HS nhắc lại tên bài.
b. Hoạt động 1: Cá nhân.
Bài
tập 1:
-GV
mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
-Ở
cột A, chúng ta có các từ nào?
-Ở
cột B, chúng ta có các câu nào?
-Đề
bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV
yêu cầu HS làm BT1 trong VBT.
-GV
cho 1 HS làm bài nhanh nhất lớp làm vào bảng phụ.
-GV
mời 2 HS khác nhận xét bài làm của bạn.
-GV nhận xét, kết luận:
+Lễ: các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc
kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
+Hội: cuộc vui tổ chức cho đông người
dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
+Lễ hội: hoạt động tập thể có cả phần
lễ và phần hội.
-GV
mời 2 HS đọc lại kết luận.
c.Hoạt động 2: Nhóm.
-Vừa
rồi, lớp chúng ta đã nắm được thế nào là lễ, hội và lễ hội. Bây giờ, cô cùng
các bạn sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về tên của một số lễ hội, một số hội, một số
hoạt động trong lễ hội và hội qua BT2.
-GV
cho HS xem một số hình ảnh về lễ hội.
-GV
chia nhóm 4 ( tổ 1,4); nhóm 6 ( tổ 2,3), yêu cầu HS thảo luận và viết vào bảng
nhóm.
-Nhóm
hoa xanh: Tên một số lễ hội.
-Nhóm
hoa vàng: Tên một số hội.
-Nhóm
hoa đỏ: Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội.
-GV
mời đại diện 2 HS ở mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
-GV
mời 1 HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
-GV kết luận:
-GV
liên hệ thực tế: Vậy các bạn đã từng được tham gia những lễ hội nào?
d.Hoạt động 3: Cá nhân.
Từ
nãy đến giờ chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu từ ngữ về lễ hội và bây giờ chúng
nhau ôn tập lại về dấu phẩy qua BT3.
BT3/tr 36:
-GV
mời 1 HS đọc lại yêu cầu BT3.
-Bạn
nào cho cô biết dấu phẩy có tác dụng gì?
-Các
bạn quan sát 4 câu trong bài tập 3 và cho cô biết điểm giống nhau của 4 câu
này là gì?
-GV
yêu cầu HS làm BT3 trong VBT/36.
-GV
yêu cầu 1 HS làm bài nhanh nhất làm vào bảng phụ.
-GV
dán bảng phụ và mời 1 HS khác nhận xét bài của bạn.
-GV kết luận:
a.Vì
thương dân , Chử Đồng Tử và công
chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa ,
nuôi tằm , dệt vải.
b.Vì
nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác , chị em Xô-phi đã về ngay.
c.Tại
thiếu kinh nghiệm , nôn nóng và
coi thường đối thủ , Quắm Đen đã bị
thua.
*d.Nhờ
ham học , ham hiểu biết và muốn
đem hiểu biết của mình ra giúp đời ,
Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất nước ta thời xưa.
3. Củng cố, dặn dò.
-GV
nhận xét tiết học.
-
Dặn dò HS xem lại bài kĩ chuẩn bị cho tiết ôn tập tuần sau.
|
-Nhân
hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
BT1a/tr 31, 32
BT1b/tr 32.
Cách
gọi và tả sự vật, con vật làm cho sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi,
đáng yêu.
BT3/ Tr 33.
a.Vì
ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.
b.Vì
Quắm Đen thì lăn xả vào đánh rất hăng, còn ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp
chỉ chống đỡ.
c.Vì
ông bước hụt, thật ra là ông vờ bước hụt.
d.Vì
anh mắc mưu ông, anh thua cả về kinh nghiệm, mưu trí.
-HS
lắng nghe.
-HS
lắng nghe.
-2
HS nhắc lại tên bài.
-1
HS đọc yêu cầu đề bài.
-lễ,
hội, lễ hội.
+hoạt
động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
+cuộc
vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt
+các
nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
-Nối
từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B.
-HS
làm bài tập 1 trong VBT.
-1
HS làm bài nhanh nhất lớp làm vào bảng phụ.
-2
HS khác nhận xét bài làm của bạn.
-HS
lắng nghe.
-2
HS đọc lại kết luận.
-HS
xem một số hình ảnh và lễ hội.
-HS
chia nhóm và thảo luận.
-HS
thảo luận theo yêu cầu của nhóm mình.
-2
HS ở mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
-1
HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
-Hội
diễn mừng Xuân Bính Thân, đua thuyền, giỗ tổ Hùng Vương...
-1
HS đọc lại yêu cầu BT3.
-Dấu
phẩy dùng để ngắt nghỉ câu cho hợp lí.
-Mỗi
câu đều bắt đầu bằng bộ phận chỉ nguyên nhân ( với các từ vì, tại, nhờ).
-HS
làm BT3.
-1
HS làm bài nhanh nhất làm vào bảng phụ.
-1
HS khác nhận xét bài của bạn.
-HS
lắng nghe.
|
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Giáo
sinh thực tập
Luyện từ và câu : Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy
Reviewed by GDTH
on
11:04:00 AM
Rating:
No comments: