Top Ad unit 728 × 90

Ngẫu Nhiên

random

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN : HỘI VẬT

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN TĐ-KC
BÀI: HỘI VẬT
      I.            MỤC TIÊU:
A.   Tập đọc:
1.     Học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2.     Học sinh hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.
3.     Học sinh hiểu được nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
B.   Kể chuyện:
1.     HS kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
   II.            ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sách giáo khoa, tranh minh họa, bảng phụ.
III.            HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
v Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn  bài “Tiếng đàn”.
-Nội dung bài “Tiếng đàn” là gì?




-GV nhận xét.
v Bài mới:
A. Tập đọc:
1.Giới thiệu chủ điểm và truyện đọc đầu tuần:

-HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Lễ hội và cho biết tranh vẽ gì?

-Vậy bạn nào cho cô biết, đu được làm bằng gì?
-GV giới thiệu chủ điểm Lễ hội với một số lễ hội của các dân tộc như Lễ hội Đâm trâu của dân tộc Mạ, Cầu mưa của dân tộc Thái, nhảy lửa của dân tộc Dao... rất nhiều các Lễ hội mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam chúng ta.
-GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?

-GV nhận xét và dẫn vào bài: Trong Lễ hội thì chúng ta không thể không kể đến vật_một môn thi rất phổ biến. Hội thi vật vừa tốt cho sức khỏe, vừa mang lại niềm vui, sự thoải mái cho tất cả mọi người. Và hôm nay cô sẽ đưa các bạn đến với không khí tưng bừng, náo nức, đầy hào hứng của một hội vật qua bài tập đọc “Hội vật”.
 -GV viết tựa bài, mời 2 HS nhắc lại tên bài.
2.     Hoạt động 1:Luyện đọc
-GV đọc diễn cảm toàn bài:
+Hai câu đầu đoạn 2: đọc nhanh, dồn dập phù hợp với động tác nhanh nhẹn của Quắm Đen.
+Ba câu tiếp theo: đọc chậm hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả cách vật có vẻ lớ ngớ, chậm chạp của ông Cản Ngũ, sự chán ngắt của người xem.
+Đoạn 3 và 4: giọng sôi nổi, hồi hộp.
+Đoạn 5: giọng nhẹ nhàng, thoải mái.
-GV đọc, yêu cầu HS lắng nghe và tìm từ khó.
-GV mời HS lần lượt đọc từng câu ( mỗi HS đọc 1 câu).

-GV mời 5 HS đọc từng đoạn trước lớp, các HS còn lại đọc thầm, gạch dưới từ khó hiểu.
-Giúp HS hiểu nghĩa các từ trong SGK : tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.
-GV dán thẻ từ viết các từ khó lên bảng, yêu cầu HS trả lời:
+tứ xứ:
+sới vật:

+khôn lường:

+keo vật:
+khố:

-Ngoài những từ trên bảng, các bạn còn từ nào khó hiểu?
-GV giải thích từ HS khó hiểu (nếu có).
-Cô thấy trong bài này, đoạn 5 hơi dài. Vậy các bạn cầm bút chì lên nghe cô đọc 1 lần ngắt nhịp vào sách để đọc cho đúng.
-GV đọc đoạn 5.
Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình/ nhìn Quắm Đen mồ hôi, / mồ kê nhễ nhại dưới chân.// Lúc lâu, / ông mới thò tay xuống /  nắm lấy khố Quắm Đen, / nhấc bổng anh ta lên, / coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy.//
-GV mời 1 HS nêu cách ngắt nhịp của mình.
-GV nhận xét.
-GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
-GV mời 1 HS đọc  đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1
+Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật?



-GV nhận xét.
- GV mời 1 HS đọc  đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 2.
+Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau?

-GV nhận xét.
-GV mời 1 HS đọc  đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 3.
+Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật thế nào?





-GV nhận xét.
- GV mời 1 HS đọc  đoạn 4,5 cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4.
+Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng?








-GV nhận xét.
-Nội dung bài học ngày hôm nay là gì?





4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại
-GV yêu cầu 2 HS đọc đoạn 5 trước lớp
-GV mời 1 HS khác nhận xét.
-Cả lớp cùng đọc đoạn 5.
B. Kể chuyện:
      1.  GV nêu nhiệm vụ:
Từ nãy đến giờ lớp chúng ta đã học rất tốt, nắm được nội dung bài. Bây giờ, các bạn hãy dựa vào trí nhớ của mình và các gợi ý trên bảng để kể lại từng đoạn của câu chuyện Hội vật với giọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
2.     Hướng dẫn HS kể theo từng gợi ý:
-GV mời 2 HS đọc yêu cầu kể chuyện và 5 gợi ý trên bảng phụ.
-GV nhắc nhở HS:
Để có thể kể chuyện thật hay, thật hấp dẫn, truyền được không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe, chúng ta cần làm gì?
Kể mẫu:
-GV mời 5 HS lần lượt kể mẫu 5 đoạn trước lớp.
-GV nhận xét.
HS tập kể trong nhóm:
-GV yêu cầu HS tập kể theo nhóm đôi, kể theo hình thức tiếp nối.
Kể trước lớp:
-GV gọi 5 HS lên kể tiếp nối câu chuyện.
-GV mời 1 HS khác nhận xét.
-GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
+Em có  suy nghĩ gì về Hội vật?



v Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện.
-Chuẩn bị bài mới: “Hội đua voi ở Tây Nguyên”.

-2 HS nối tiếp nhau đọc (mỗi HS đọc 1 đoạn).
-Bài học: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.

-HS lắng nghe.





- Tranh vẽ hai người một nam, một nữ trong trang phục truyền thống đang chơi đu.

-Đu được làm bằng những thân tre già.

-HS lắng nghe.






-Tranh vẽ hai người nam đang thi đấu vật với nhau, xung quanh có rất nhiều người đứng xem và cổ vũ.
-HS lắng nghe.








-2 HS nhắc lại tên bài.


-HS đọc thầm theo GV.









-HS lắng nghe, tìm từ khó.

-HS lần lượt đọc từng câu, HS còn lại đọc thầm, gạch dưới từ ngữ khó hiểu.

- 5 HS đọc trước lớp, các HS còn lại đọc thầm, gạch dưới từ ngữ khó hiểu.




-HS trả lời

+tứ xứ: bốn phương, khắp nơi.
+sới vật: khoảng đất được quy định cho cuộc đấu vật.
+khôn lường: không thể đoán trước được.
+keo vật: một hiệp đấu vật.
+khố: mảnh vải dài, hẹp, quấn che phần dưới thân người.
-HS trả lời.

-HS lắng nghe.





-HS chú ý nghe và ngắt nhịp đoạn 5.







-1 HS nêu cách ngắt nhịp của mình.

-HS lắng nghe và chỉnh sửa nếu sai.
-HS luyện đọc theo nhóm đôi.


-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1.
-Tiếng trống dồn dập; người xem đông như nước chảy; ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ; chen lấn nhau; quây kín quanh sới vật; trèo lên những cây cao để xem.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 2.
-Quắm Đen lăn xả vào dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
-HS lắng nghe
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 3.
-Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình huống keo vật không còn chán ngắt như trước nữa. Người xem phấn chấn reo ồ lên, tin chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ ngã và thua cuộc.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4.
-Quắm Đen khỏe, hăng hái nhưng nông nổi, thiếu kinh nghiệm. Trái lại, ông Cản Ngũ điềm đạm, giàu kinh nghiệm đã lừa Quắm Đen để Quắm Đen cuối xuống ôm chân, hòng bốc ngã ông. Trái lại, với thế võ này, ông dễ dàng nắm khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên. Ông Cản Ngũ đã thắng nhờ cả mưu trí và sức khỏe.
-HS lắng nghe.
- Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.


-2 HS đọc đoạn 5 trước lớp.

-1 HS nhận xét.
-Cả lớp cùng đọc đoạn 5.

-HS lắng nghe.









-2HS đọc yêu cầu và 5 gợi ý trên bảng phụ.

-Cần tưởng tượng như mình đang là người xem cuộc đấu vật, mọi quang  cảnh đang diễn ra ngay trước mắt.


-5 HS kể mẫu trước lớp.

-HS lắng nghe.

-HS tập kể trong nhóm đôi.


-5 HS thi kể lại câu chuyện.

-1 HS khác nhận xét.
-HS lắng nghe.

-HS trả lời.




-HS lắng nghe.




TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN : HỘI VẬT Reviewed by GDTH on 11:09:00 AM Rating: 5

No comments:

All Rights Reserved by GIÁO ÁN TIỂU HỌC © 2014 - 2015
Powered By Blogger, Share by Star Tuan

Contact Form

Name

Email *

Message *

Theme images by dino4. Powered by Blogger.